Vai trò của Hoa Kỳ Các_nước_lớn_trong_chiến_cục_1972_tại_Việt_Nam

Đại tướng Creighton Abrams - Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam (1969-1972)

Mặc dù được phía Liên minh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam-Quân đội Nhân dân Việt Nam giữ bí mật tối đa các nhưng lực lượng tình báo CIAMACV của Hoa Kỳ đã thông qua các hệ thống tình báo thu thậphình ảnh (IMINT), hệ thống tình báo thu tập tín hiệu (SIGINT) và hệ thống tình báo con người (HUMINT) trong đó có điệp viên được cắm trong chủ lực miền của Quân giải phóng (nhân vật này hiện được tạm biết tới với bí danh UT) cùng các tài liệu trinh sát khác đã nắm được phần nào ý đồ tấn công mở chiến cục năm 1972 của Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo tài liệu được giải mật năm 2005 của Bộ Quốc phòng Mỹ [1], trong buổi tóm tắt tin tức tình báo của MACV ngày 8 tháng 1 năm 1972, thuyết trình viên đã thông báo: "Vào tháng 11 năm 1971 với những dữ liệu thu thập đủ để có thể thử nghiệm phương thức đánh dấu những mục tiêu xâm nhập, các trạm giao liên T54, T5, T61 và T62 (thuộc các binh trạm 35 và 38) được chọn để thử nghiệm.

Với các toán đầu của đoàn xâm nhập đang trên đường hướng về B3 (Tây Nguyên), chiều ngày 6 tháng 12, B-52 oanh tạc các trạm giao liên T54 và T61. Chiều ngày 14 tháng 12, hai phi tuần B-52 (2 tốp, mỗi tốp 3 chiếc) oanh tạc trạm T62. Từ ngày 18 tháng 12, các đơn vị thuộc sư đoàn 320 (320A) sẽ đi ngang các trạm giao liên T31, T35 và T36, MACV đã rải máy điện tử báo động và truy tìm. Sáng ngày 23 tháng 12, B-52 ném bom trạm giao liên T31 bằng bom CBU. Chiều 24 và sáng 25, không quân chiến thuật và B-52 tiếp tục tấn công trạm giao liên này bằng bom CBU. Trạm T36 tiếp tục bị tấn công ngày 28, trạm T35 bị tấn công này 29. Ngày 1 tháng 1 năm 1972, T62 bị tấn công với hơn 500 tiếng nổ phụ.

Đại tướng Creighton Abrams kết luận: "Vì đây là kế hoạch tối mật, tất cả sĩ quan có mặt tại đây không được bàn về chương trình Island Tree hay những gì mà các ông biết được, nghe được về chương trình này ở bất kỳ chỗ nào, trừ căn phòng này".

28/12/1971, tướng Abrams họp với các tư lệnh sư đoàn, lữ đoàn Hoa Kỳ còn đóng ở Nam Việt Nam báo động về cuộc tấn công sắp đến của Bắc Việt Nam năm 1972.20/1/1972, tướngAbrams họp với Đại sứ Ellsworth Bunker, Phó đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn Samuel Berger, Đại tướng John Daniel Lavelle-Tư lệnh Tập đoàn không quân số 7, chỉ huy trưởng các phòng: hành quân, tình báo và tham mưu của MACV, thông qua tờ trình gửi Tư lệnh Quân đội Hoa KỳThái Bình Dương-Đô đốc John McCain- và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân -Tướng Thomas Moorer về cuộc tấn công năm 1972 của Bắc Việt Nam. Trong tờ trình, Abrams xin phép được ném bom với cường độ cao nhất vào các căn cứ quân sự, nhà kho, các giàn tên lửa SAM-2 và các nơi tập trung quân Bắc Việt Nam ở Bắc vĩ tuyến 17 và Hạ Lào. Các cấp khác của MACV không được biết tin này. Ngày 21 tháng 1, đại sứ Bunker điện cho Tổng thống Richard Nixon nhấn mạnh: "Cuộc tấn công của Cộng sản Bắc Việt sẽ xảy ra sau Tết, khoảng trung tuần tháng 2-1972". Nixon gọi Henry Kissinger đến tham vấn và nói: "Trong trận này, thế nào cũng có một bên chết".[2].

Phía Mỹ biết trước cuộc tiến công của Liên minh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam-Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến cục năm 1972 nhưng không xác định được thời gian khởi chiến. Hoa Kỳ cũng không xác định được hướng tấn công chính của Liên minh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam-Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến cục năm 1972 nói chung và tại mặt trận Trị Thiên nói riêng. Ngày 2 tháng 4, khi chiến sự đã dễn ra được ba ngày, Đại tướng Abrams vẫn không tin là Cộng sản Bắc Việt dám xé bỏ Hiệp định Giơ ne vơ, cho lục quân vượt vĩ tuyến 17 tấn công Quảng Trị.Theo Vương Hồng Anh [3], Hoa kỳ chờ cho hai bên bị tiêu hao nặng rồi mới tổ chức phản công bằng không quân.

Ngày 28/4/1972, Nixon cho rút tiếp 20.000 quân nhân Mỹ khỏi miền Nam nhưng đã thuyết phục được Quốc hội Mỹ chuẩn chi khoản viện trợ 2 tỷ 382,5 triệu USD cho Việt Nam Cộng Hòa (cao nhất trong các năm chiến tranh Việt Nam). Phần lớn khoản viện trợ là hàng quân sự gồm: 700 máy bay các loại, 540 khẩu pháo, 400 xe tăng và hơn 2 triệu tấn bom, đạn, khí tài, trang bị quân sự. v.v...[4].